$607
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trực tiếp việt nam đá với malaysia. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trực tiếp việt nam đá với malaysia.Mạng xã hội đang xôn xao vụ việc một khách hàng ở TP.HCM đặt phòng khách sạn tại Nha Trang từ ngày 1.2 đến 5.2 qua ví điện tử. Tuy nhiên khi đến nơi nhận phòng, người dùng lại được thông báo: "Khách sạn chúng tôi không nhận tiền online, không đặt qua bên thứ ba". Chia sẻ trong hội nhóm hơn 2 triệu thành viên, người này cho biết nhân viên khách sạn xác nhận từ tết đến nay đã có vài gia đình đến và gặp tình huống tương tự. Cơ sở lưu trú nói không nhận được tiền và thông tin đặt phòng của khách do đó không thể giao phòng.Vị khách cho biết đã liên hệ với số điện thoại trong phần thông tin đặt phòng nhưng không được. Tổng đài chăm sóc khách hàng của ví điện tử nói "sẽ liên lạc các bộ phận liên quan để xử lý và giúp hủy đặt phòng". Tuy nhiên, người dùng sẽ mất phí ngày đầu tiên.Một ngày sau khi chưa được giải quyết thỏa đáng, người dùng quay lại khách sạn, quay video xác minh cùng nhân viên khách sạn. Đại diện đơn vị lưu trú xác nhận đúng địa chỉ, thông tin như trên nền tảng nhưng họ không nhận đặt phòng qua ví điện tử. "Ngoài nguy cơ mất tiền, mình đã mất thời gian và có trải nghiệm xấu với đơn hàng này", vị khách nói.Trong phần bình luận, một số người cho biết đã gặp tình trạng tương tự. "Mình cũng từng bị, đặt phòng ở Bùi Viện (TP.HCM) cho bạn mà đến nơi khách sạn báo hết phòng, không nhận được thông báo từ ứng dụng", tài khoản Kim Thêu bình luận.Nhiều người khác cho biết, không chỉ ví điện tử, họ còn gặp tình trạng tương tự trên nhiều nền tảng đặt phòng online phổ biến. Người dùng tên Bảo Liên kể từng đặt phòng khách sạn ở Nha Trang nhưng khi lên đến nơi, lễ tân nói không liên kết với nền tảng nên không biết. Sau đó nhân viên khách sạn nói khách hủy online để đặt trực tiếp.Còn trong chuyến du lịch Vũng Tàu, sau khi đặt phòng đẹp trên Booking, khi đến nơi khách sạn chỉ bàn giao phòng nhỏ. Sau khi liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng, nền tảng đã hoàn tiền cho khách. "Nhiều khi khách sạn không muốn mình đặt qua ứng dụng để không mất phí. Lỗi này của ứng dụng 1 thì của khách sạn 10", Bảo Liên bình luận.Theo những người có kinh nghiệm lâu năm, giá trên các nền tảng, ứng dụng đặt phòng online đôi khi không sát với thực tế, đặc biệt trong những dịp cao điểm du lịch. Việc nền tảng để giá quá thấp so với thực tế để thu hút khách hàng khiến đơn vị lưu trú bị thiệt, dẫn đến việc không bàn giao phòng như trên đơn hàng đã thanh toán. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng các đối tượng xấu đã lợi dụng lỗ hổng của nền tảng, mạo danh khách sạn đăng thông tin để trục lợi. Trước đó, nhiều người còn bị lừa mất hàng trăm triệu đồng khi đặt phải "khách sạn ảo". Kẻ gian đã giả mạo các trang thông tin của khách sạn lớn, thu tiền khách hàng rồi chặn liên lạc, không cung cấp dịch vụ.Để tránh tiền mất tật mang, du khách có thể đặt phòng trực tiếp thông qua các kênh liên lạc của cơ sở lưu trú. Trong trường hợp đặt phòng qua bên thứ ba như các ứng dụng du lịch hay ví điện tử, khách hàng nên chọn những đơn vị uy tín và gọi điện xác nhận với khách sạn trước chuyến đi.Tuy nhiên, trong những mùa du lịch cao điểm, vẫn xảy ra tình trạng khách đặt phòng qua ứng dụng nhưng khách sạn không nhận hoặc đột ngột bị hủy sát giờ khiến nhiều người bức xúc. Cơ quan chức năng khuyến cáo, khi gặp những trường hợp tương tự, du khách có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm hỗ trợ du khách hoặc đường dây nóng của địa phương để phản ánh và được hỗ trợ kịp thời. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trực tiếp việt nam đá với malaysia. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trực tiếp việt nam đá với malaysia.Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. ️
Ở Quảng Ngãi, chùa Minh Đức (thuộc khu văn hóa tâm linh Thiên Mã, xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) trở thành một trong những điểm đến nhận được nhiều sự quan tâm, hiếu kỳ của người trẻ.️
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) giúp người dùng dễ dàng tạo ra một bài viết hay hình ảnh chỉ với vài dòng lệnh cơ bản. Nhằm giải quyết vấn đề gian lận công sức, một số công cụ được sinh ra với mục đích kiểm tra AI hay con người là tác giả thực sự của những sản phẩm số. Người dùng internet có thể dễ dàng tìm thấy các công cụ như vậy với những từ khóa đơn giản bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trên Google. Rất nhiều trong số này cung cấp dịch vụ miễn phí, có thể kiểm tra AI mà không cần đăng ký tài khoản, nhận đánh giá cả văn bản lẫn hình ảnh hoặc tập tin dữ liệu. Tuy nhiên, chính công cụ dễ dàng tìm thấy trên mạng internet này dường như đang tạo ra một hình thức gian lận kết quả mới.Anh Quốc Thắng (TP.HCM) là một trong những nạn nhân của công cụ kiểm tra AI với ngay chính sản phẩm của mình. Người dùng này cho biết sau khi viết một nội dung dài hơn 5.000 chữ để phục vụ cho kế hoạch quảng cáo của doanh nghiệp, phía đối tác từ chối công sức của anh do một trang web cung cấp dịch vụ kiểm tra AI trả về kết quả khẳng định đây là một sản phẩm "được thực hiện bởi AI tới 99,64%".Không đồng ý với kết quả trên, anh Thắng tìm cách chứng minh sản phẩm là sức sáng tạo của mình bằng việc lấy nội dung khác đã xuất bản từ nhiều năm trước đó và đưa vào công cụ kiểm chứng. Kết quả do công cụ kiểm tra AI trên mạng trả về cũng cho thấy AI đã can thiệp rất sâu vào nội dung - điều hoàn toàn vô lý vì trí tuệ nhân tạo tạo sinh có khả năng viết lách như con người mới được công bố rộng rãi từ cuối năm 2022.Tương tự, anh Ngọc Quân - người kiểm duyệt nội dung của một công ty truyền thông tại Hà Nội cũng "gặp khó" để chứng minh các sản phẩm được nhân viên gửi lên là tự sản xuất hay có can thiệp bởi trí tuệ nhân tạo. Việc sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí ban đầu tiện dụng, nhưng anh Quân cho rằng "không thể tin tưởng được" sau vài lần tự kiểm chứng.Anh cho biết bản thân đã tự tạo ra nội dung nhưng khi kiểm tra AI bằng các công cụ khác nhau, dù có sai khác về tỷ lệ % "AI làm" thì kết quả phần lớn vẫn khẳng định đó là sản phẩm viết bởi trí tuệ nhân tạo. "Dường như nếu trong bài viết có sử dụng các đoạn phỏng vấn thì công cụ đánh giá có hành vi viết của con người. Còn lại nếu chỉ là diễn giải, dịch thuật... thì phần lớn sẽ bị 'kết tội' là AI", anh Ngọc Quân nhận xét.Theo thử nghiệm thực tế của Thanh Niên, tính chính xác trong quá trình kiểm tra AI của các công cụ trực tuyến là không đồng nhất và cũng thiếu căn cứ. Cụ thể, khi lấy một bài báo đã đăng vào tháng 9.2019, công cụ kiểm tra khẳng định 89% thông tin được dựng bởi AI. Một bài báo khác vào tháng 10.2020, kết quả là 92% AI. Đây đều là những con số không thể có thật bởi năm 2019 và 2020 chưa có trí tuệ nhân tạo tạo sinh nào có khả năng viết văn bản nhuần nhuyễn xuất hiện trên thị trường.Khi các kết quả đều có "nồng độ AI" cao bất thường, các website cung cấp dịch vụ kiểm tra AI đều kèm theo gợi ý để người dùng "hô biến" những văn bản nhập vào có nhiều chi tiết giống con người tạo ra hơn. Nhưng điều đáng nói là việc thêm và chỉnh sửa chi tiết "cho giống người thực hiện" lại được làm hoàn toàn bằng máy tính và các hệ thống thông minh học theo hành vi của con người (như AI).Bên cạnh đó, để sử dụng dịch vụ này, người dùng sẽ phải đăng ký tài khoản và trả những khoản tiền hàng chục USD tính theo gói số lượng chữ mà họ định sử dụng. Ví dụ, sẽ có gói 5.000 chữ, 10.000 chữ... giống như một tài khoản trả trước, và người dùng sẽ phải nạp thêm nếu dùng hết số lượng chữ được sửa lại. Điều này giống như một hình thức "moi tiền" của người dùng sau khi hù dọa, khiến họ phải tìm cách để xóa dấu vết AI trên sản phẩm ban đầu (dù tự viết hay có hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo).Dù vậy, trong số các công cụ miễn phí vẫn có một số đã đưa ra được kết quả đúng (ở mức tương đối về tỷ lệ % AI) nhiều lần liên tiếp ở các bài thử nghiệm ngẫu nhiên. ️